Trang chủ/Blog/Saint Laurent - thời trang và nghệ thuật

Chuyên sâu

16/1/2025

Saint Laurent - thời trang và nghệ thuật

Blog

Ranh giới giữa các lĩnh vực nghệ thuật thường bị xóa nhòa. Từ tranh vẽ, âm nhạc, đến điêu khắc, mọi sản phẩm nghệ thuật đều được đánh giá qua lăng kính chủ quan của từng cá nhân. Một tác phẩm là đẹp hay không đẹp? Câu trả lời nằm trong cảm nhận riêng của mỗi người. Tuy nhiên, khi đặt trong bối cảnh lý trí, giá trị của nghệ thuật còn phụ thuộc vào lịch sử và văn hóa thời điểm đó. Một tác phẩm nghệ thuật có thể trở thành biểu tượng cách mạng hay truyền tải thông điệp mạnh mẽ, nhưng để xác định tiêu chuẩn giữa nghệ thuật và thời trang vẫn luôn là bài toán đầy thách thức. 

( Chiếc áo khoác được thêu công phu bởi nghệ nhân Maison Lesage – mất 600 tiếng làm thủ công, lấy cảm hứng từ bức tranh Hoa Hướng Dương của Vincent Van Gogh của Yves Saint Laurent. Chiếc áo là một phần của bộ sưu tập Xuân hè 1998) 

Thế giới thời trang từng chứng kiến không ít nhà thiết kế bị kìm hãm bởi những quy chuẩn truyền thống. Họ chưa thể vượt qua rào cản để tạo ra sự giao thoa giữa thời trang và nghệ thuật. Nhưng giữa những rào cản đó, một cái tên đã vươn lên mạnh mẽ, phá vỡ mọi giới hạn, để mở ra một cuộc cách mạng trong ngành thời trang: Yves Saint Laurent. 

Dáng người mảnh khảnh, tính cách có phần nhút nhát, nhưng Yves Saint Laurent lại đủ dũng cảm để bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Ông không chỉ thay đổi cách thế giới nhìn nhận thời trang mà còn biến nó trở thành một dạng thức nghệ thuật mới, truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ nhà thiết kế sau này. 

(Ý tưởng và chất liệu của bộ sưu tập Cocktail, ra mắt vào mùa Thu Đông 1966 của Yves Saint Laurent) 

Trong suốt sự nghiệp, Yves Saint Laurent luôn được biết đến là một nhà thiết kế với tư duy vượt xa những giới hạn thông thường. Ông đã đưa nghệ thuật, vốn được ngắm nhìn trên tường hay trong bảo tàng, lên sàn diễn thời trang, biến chúng thành những tuyệt tác sống động trên cơ thể người phụ nữ. 

(Nàng thơ của Yves Saint Laurent thập niên 80 Katoucha Niane trong show diễn 2002 với chiếc váy được lấy cảm hứng từ phiên bản Georges Braque trong bộ sưu tập Couture Xuân 1988) 

Sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật "tĩnh" vốn đã là một quá trình đầy công phu, nhưng việc chuyển hóa nó thành dạng "động" trên cơ thể con người lại là một thử thách lớn hơn nhiều. Yves Saint Laurent không chỉ thực hiện điều đó mà còn mở ra một cuộc cách mạng, phá bỏ mọi ranh giới giữa thời trang và nghệ thuật. 

(Nàng thơ của Yves Saint Laurent thập niên 80 Katoucha Niane trong show diễn 2002 với chiếc váy được lấy cảm hứng từ phiên bản Georges Braque trong bộ sưu tập Couture Xuân 1988) 

Sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật "tĩnh" vốn đã là một quá trình đầy công phu, nhưng việc chuyển hóa nó thành dạng "động" trên cơ thể con người lại là một thử thách lớn hơn nhiều. Yves Saint Laurent không chỉ thực hiện điều đó mà còn mở ra một cuộc cách mạng, phá bỏ mọi ranh giới giữa thời trang và nghệ thuật. 

(Những người mẫu trong bộ sưu tập Mondiran của Saint Laurent dưới góc nhìn của nhiếp ảnh gia Eric Koch tại Bảo Tàng thành phố The Hague, năm 1966) 

Mùa Thu năm 1965, giới thời trang chứng kiến một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa những tên tuổi lớn, trong đó Yves Saint Laurent phải đối mặt với áp lực vượt bậc. Trước đó, ông đang dần bị đánh giá là "hụt hơi" so với sự đột phá mạnh mẽ của các nhà thiết kế cùng thời, đặc biệt là André Courrèges. Bộ sưu tập "Space Age" (Thời đại của không gian) của Courrèges đã làm mê hoặc giới chuyên môn với những ý tưởng tương lai táo bạo, chất liệu sáng tạo và kiểu váy ngắn mang tính cách mạng – tiền thân của chiếc váy ngắn hiện đại mà phụ nữ ngày nay yêu thích. 

Trong bối cảnh này, Yves Saint Laurent nhận thức rõ ràng rằng ông cần tạo ra một sự đột phá nếu muốn duy trì vị thế của mình trong ngành công nghiệp thời trang. "Mọi thứ phải mới mẻ," ông từng chia sẻ trong một buổi trình diễn vào năm 1964, khi những lời khen dành cho ông ngày càng thưa thớt. Các chất liệu quen thuộc như tweed hay lụa in hoa đã không còn đủ sức hấp dẫn trong mắt các nhà phê bình.

(Veronica Hamel trong chiếc váy Mondrian được thiết kế bởi Yves Saint Laurent) 

Chính lúc này, Yves Saint Laurent tình cờ tìm thấy cảm hứng từ nghệ thuật hiện đại qua cuốn sách "Piet Mondrian, Life and Work" của Michel Seuphor – một món quà từ người mẹ thân yêu. Những thiết kế hình học và bảng màu đối lập của Piet Mondrian đã ngay lập tức đánh thức trí tưởng tượng của ông. Yves Saint Laurent lao vào xây dựng bộ sưu tập mới với tâm huyết làm thay đổi toàn bộ định nghĩa thời trang cao cấp. 

(Bìa cuốn sách Piet Mondrian: Life and Work) 

Sự xuất hiện của bộ sưu tập "Mondrian" không chỉ đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ trong sự nghiệp Yves Saint Laurent mà còn trở thành minh chứng rằng thời trang có thể kết nối trực tiếp với nghệ thuật, mang đến sự mới mẻ phổ rộng mà thời đại lúc bấy giờ đang khao khát. 

Mùa Thu/Đông 1965-1966, Yves Saint Laurent cho ra mắt “The Mondrian Collection”, một bộ sưu tập mang tính biểu tượng, được lấy cảm hứng trực tiếp từ họa sĩ trừu tượng Piet Mondrian. Tinh thần của chủ nghĩa Neoplasticism – sự tinh khiết trong đường nét, sự hài hòa của các khối màu sắc – đã được Saint Laurent tái hiện đầy sáng tạo trong các thiết kế của mình. 

Buổi trình diễn không chỉ là sự tôn vinh tác phẩm của Mondrian, mà còn mở rộng tới các nghệ sĩ đương đại khác như Serge Poliakoff và Kazimir Malevich, một họa sĩ theo trường phái Formalist nổi tiếng người Nga. Tuy nhiên, trung tâm của bộ sưu tập chính là những chiếc váy “Mondrian” – sự giao thoa hoàn hảo giữa thời trang và nghệ thuật. 

(Yves Saint Laurent đã đưa một tác phẩm từ trên tường lên cơ thể của người phụ nữ) 

Những chiếc váy dáng chữ A, vốn được thiết kế theo phong cách “Shift” phổ biến thập niên 60, mang lại cảm giác tối giản nhưng đầy chiều sâu. Với kỹ thuật may đo tinh xảo, Yves Saint Laurent không chỉ tái hiện các bức tranh trừu tượng của Mondrian mà còn biến chúng thành những tác phẩm "sống" khi được mặc trên cơ thể. Mỗi khối màu – đỏ, xanh, vàng, trắng, đen – được liên kết bằng những đường may vô hình, giúp giữ được phom dáng tổng thể mà vẫn tạo cảm giác như những bức tranh thật sự. 

Cái tài tình ở đây là khả năng Saint Laurent biến một ý tưởng tưởng chừng đơn giản thành thiết kế phức tạp. Giống như cách bức tranh của Mondrian đòi hỏi sự tinh tế để cảm nhận các nét cọ chi tiết, những chiếc váy “Mondrian” cũng cần sự quan sát kỹ lưỡng để thấy được độ kỳ công trong từng đường kim mũi chỉ. 

(Chiếc váy lại được xuất hiện trong bộ sưu tập tôn vinh năm 2002) 

Bên cạnh đó, bộ sưu tập này còn dự báo một xu hướng vượt thời gian. Phong cách colour-block (các khối màu sắc), được Yves Saint Laurent tiên phong, không chỉ làm nên lịch sử mà còn quay trở lại mạnh mẽ trên các sàn diễn thời trang ngày nay, minh chứng cho tầm nhìn vượt thời đại của ông. 

Ngay từ khi ra mắt, bộ sưu tập Mondrian của Yves Saint Laurent đã tạo nên tiếng vang lớn, không chỉ đưa thương hiệu của ông lên một tầm cao mới mà còn mở đường cho xu hướng thiết kế lấy cảm hứng từ nghệ thuật. Nhưng không dừng lại ở đó, bộ sưu tập này còn góp phần khôi phục danh tiếng của họa sĩ Piet Mondrian, người từng sống 20 năm tại Paris nhưng qua đời gần như vô danh ở New York vào năm 1944. 

Trước khi Yves Saint Laurent làm sống lại hình ảnh Mondrian, tác phẩm của ông chỉ được công nhận qua hai triển lãm nhỏ sau khi mất và một thạch bản được trao tặng cho Musée National d’Art Moderne ở Paris. Thế nhưng, nhờ sự thành công rực rỡ của bộ sưu tập Mondrian, năm 1969, triển lãm hồi tưởng đầu tiên về họa sĩ đã được tổ chức tại Musée de L’Orangerie, Paris – một sự kiện quan trọng để ghi nhận di sản của Mondrian. Đây không chỉ là thành công của Yves Saint Laurent trong lĩnh vực thời trang, mà còn là một đóng góp đáng kể cho thế giới nghệ thuật. 

Bộ sưu tập đã nhận được vô số lời tán dương từ giới chuyên môn. Diana Vreeland, biên tập viên huyền thoại của Vogue Mỹ, đã chuyển từ thái độ dè dặt sang tuyên bố rằng Yves Saint Laurent là “một thiên tài” và gọi đây là “bộ sưu tập đẹp nhất” trên tạp chí New York Times. Những mỹ từ như “vua của Paris”, “một chiếc váy tương lai”, hay “sự trừu tượng quyết đoán” đã trở thành cách giới chuyên môn và công chúng miêu tả về bộ sưu tập. 

(Chiếc váy lại được xuất hiện trong bộ sưu tập tôn vinh năm 2002) 

Bên cạnh đó, bộ sưu tập này còn dự báo một xu hướng vượt thời gian. Phong cách colour-block (các khối màu sắc), được Yves Saint Laurent tiên phong, không chỉ làm nên lịch sử mà còn quay trở lại mạnh mẽ trên các sàn diễn thời trang ngày nay, minh chứng cho tầm nhìn vượt thời đại của ông. 

Ngay từ khi ra mắt, bộ sưu tập Mondrian của Yves Saint Laurent đã tạo nên tiếng vang lớn, không chỉ đưa thương hiệu của ông lên một tầm cao mới mà còn mở đường cho xu hướng thiết kế lấy cảm hứng từ nghệ thuật. Nhưng không dừng lại ở đó, bộ sưu tập này còn góp phần khôi phục danh tiếng của họa sĩ Piet Mondrian, người từng sống 20 năm tại Paris nhưng qua đời gần như vô danh ở New York vào năm 1944. 

Trước khi Yves Saint Laurent làm sống lại hình ảnh Mondrian, tác phẩm của ông chỉ được công nhận qua hai triển lãm nhỏ sau khi mất và một thạch bản được trao tặng cho Musée National d’Art Moderne ở Paris. Thế nhưng, nhờ sự thành công rực rỡ của bộ sưu tập Mondrian, năm 1969, triển lãm hồi tưởng đầu tiên về họa sĩ đã được tổ chức tại Musée de L’Orangerie, Paris – một sự kiện quan trọng để ghi nhận di sản của Mondrian. Đây không chỉ là thành công của Yves Saint Laurent trong lĩnh vực thời trang, mà còn là một đóng góp đáng kể cho thế giới nghệ thuật. 

Bộ sưu tập đã nhận được vô số lời tán dương từ giới chuyên môn. Diana Vreeland, biên tập viên huyền thoại của Vogue Mỹ, đã chuyển từ thái độ dè dặt sang tuyên bố rằng Yves Saint Laurent là “một thiên tài” và gọi đây là “bộ sưu tập đẹp nhất” trên tạp chí New York Times. Những mỹ từ như “vua của Paris”, “một chiếc váy tương lai”, hay “sự trừu tượng quyết đoán” đã trở thành cách giới chuyên môn và công chúng miêu tả về bộ sưu tập. 

(Bìa tạp chí Vogue tháng 9 năm 1965 với chiếc váy nổi tiếng bậc nhất thời điểm đó. Mondrian dress đến từ Saint Laurent) 

Không dừng lại ở sự công nhận, váy Mondrian nhanh chóng trở thành biểu tượng thời trang. Chúng được những người phụ nữ nổi tiếng diện tại các sự kiện lớn và xuất hiện trên bìa của những tạp chí danh tiếng, tiêu biểu là Vogue Paris tháng 9/1965 với người mẫu Moyra Swan. Trong những năm tiếp theo, váy Mondrian trở thành nguồn cảm hứng phổ biến trên thị trường thời trang. 

Sự phổ biến vượt ngoài mong đợi của váy Mondrian khiến nó không chỉ là một sản phẩm cao cấp mà còn là biểu tượng văn hóa. Các phiên bản sao chép và thiết kế lấy cảm hứng tràn ngập thị trường. Đến cuối năm 1965, Harper’s Bazaar phải nhận xét rằng bộ sưu tập đã trở thành “boringly popular” – “phổ biến đến mức nhàm chán”. 

(Mondrian’s dress – biểu tượng vang danh và phổ biến một thời của Saint Laurent) 

Dẫu vậy, không thể phủ nhận rằng bộ sưu tập Mondrian là minh chứng cho tầm nhìn của Yves Saint Laurent. Ông không chỉ cách mạng hóa thời trang mà còn kết nối nó với nghệ thuật, biến những ý tưởng trừu tượng thành hiện thực sống động và ghi dấu ấn sâu đậm trong lịch sử thời trang thế giới. 

Từ thành công vang dội của bộ sưu tập Mondrian, Yves Saint Laurent không chỉ truyền cảm hứng cho nhiều nhà thiết kế dấn thân vào thế giới nghệ thuật mà còn mở ra một kỷ nguyên mới cho thời trang. Ông đã mang những ý tưởng nghệ thuật cao cấp vào các thiết kế thời trang, phá vỡ rào cản giữa nghệ thuật và thời trang một cách mạnh mẽ. 

(Cửa hàng Saint Laurent Rive Gauche) 

Tuy nhiên, di sản của Yves Saint Laurent không dừng lại ở việc kết nối thời trang với nghệ thuật. Bộ sưu tập Mondrian đã đánh dấu bước khởi đầu cho sự ra đời của khái niệm Ready-to-Wear (thời trang may sẵn). Sự phổ biến vượt bậc của những chiếc váy Mondrian đã giúp Yves Saint Laurent trở thành nhà thiết kế đầu tiên biến một thiết kế thời trang cao cấp thành sản phẩm dành cho đại chúng – một bước ngoặt trong lịch sử thời trang. 

Điều này dẫn đến sự ra đời của Yves Saint Laurent Rive Gauche, thương hiệu thời trang may sẵn cao cấp tại bờ trái Paris, chuyên cung cấp các thiết kế vừa sang trọng, vừa dễ tiếp cận hơn cho phụ nữ. Đó là lần đầu tiên một sản phẩm đơn lẻ từ thương hiệu cao cấp không chỉ đại diện cho nghệ thuật và sự sáng tạo mà còn đáp ứng được mong muốn của phụ nữ về trang phục mà họ thực sự muốn mặc trong cuộc sống hàng ngày. 

Dẫu cho di sản của Saint Laurent thường gắn liền với hình ảnh thanh lịch của bộ Le Smoking, bộ sưu tập Mondrian vẫn là một tuyên bố mang tính biểu tượng. Nó chứng minh rằng chỉ cần một chiếc váy cũng có thể truyền tải trọn vẹn tinh thần của nghệ thuật, sáng tạo, và khao khát lan tỏa ra khắp thế giới. Những chiếc váy ấy không bị gói gọn trong những bức tường bảo tàng hay phòng sưu tập, mà được khoác lên người, trở thành biểu tượng sống động của thời trang và nghệ thuật. 

Người đã làm được điều đó, vượt qua mọi ranh giới giữa cái đẹp, sáng tạo, và thực tiễn, không ai khác chính là: Yves Saint Laurent! 

---------- 

Saint Laurent Vietnam  

Continental Saigon Hotel - 134 Đồng Khởi, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM 

Hotline: 02838838839 

Giờ mở cửa: 10:00 - 21:00 từ thứ Hai đến Chủ Nhật 

 

loader